Thanh toán quốc tế là gì và hoạt động thế nào với doanh nghiệp tại Việt Nam?

Published on 19 June 202517 minutes
Guides
Thanh toán quốc tế là gì và hoạt động thế nào với doanh nghiệp tại Việt Nam?
In this article

Các điểm chính

  • Thanh toán quốc tế là yếu tố then chốt trong vận hành và mở rộng kinh doanh toàn cầu.

  • Nền tảng thanh toán số đang thay thế dần phương thức truyền thống. 

  • Các nền tảng thanh toán số như Airwallex nổi bật nhờ khả năng mở tài khoản toàn cầu, hỗ trợ hơn 60 loại tiền tệ, cung cấp API mạnh mẽ, và xử lý giao dịch trong ngày với chi phí minh bạch, phù hợp với nhu cầu thanh toán quốc tế của doanh nghiệp Việt.

Thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang tăng trưởng nhanh chóng. Theo báo cáo từ Airwallex năm 2024, hơn 54% người tiêu dùng toàn cầu có xu hướng mua sắm từ các thương hiệu quốc tế trong 6 -12 tháng tới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam nếu biết tận dụng mô hình bán hàng quốc tế và tìm nguồn cung từ đối tác nước ngoài.

Tuy nhiên, để nắm bắt cơ hội này, doanh nghiệp cần phải có giải pháp cho việc thanh toán quốc tế. Đây là một yếu tố then chốt ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu quả vận hành. Từ việc chi trả cho nhà cung cấp, trả lương nhân viên toàn cầu đến thu tiền từ khách hàng quốc tế, mọi quy trình đều đòi hỏi hệ thống thanh toán linh hoạt, bảo mật và minh bạch.

Một nền tảng tài chính hiện đại như Airwallex sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu chi phí giao dịch, tránh rào cản tỷ giá, và duy trì chuỗi cung ứng trơn tru trên phạm vi toàn cầu. Không chỉ là công cụ chuyển tiền, Airwallex còn là đối tác chiến lược giúp doanh nghiệp Việt Nam bứt phá tại thị trường quốc tế.

Thanh toán quốc tế là gì? 

Thanh toán quốc tế là hình thức giao dịch tài chính giữa người gửi và người nhận ở hai quốc gia khác nhau, thường liên quan đến việc chuyển đổi tiền tệ. Phương thức này phổ biến trong các hoạt động như cá nhân gửi tiền cho người thân ở nước ngoài, hoặc doanh nghiệp chi trả cho nhà cung cấp và nhân sự toàn cầu.

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp phụ thuộc vào thanh toán quốc tế để duy trì hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, các hệ thống truyền thống như chuyển tiền điện tín hay mạng SWIFT được xây dựng từ hàng chục năm trước, không còn phù hợp với nhu cầu xử lý số lượng lớn giao dịch phức tạp hiện nay.

Chuyển khoản quốc tế thông qua ngân hàng có thể mất đến 5 ngày làm việc, tùy thuộc vào quốc gia, ngân hàng và nội dung giao dịch. Quy trình xử lý thủ công khi thanh toán đến nhiều quốc gia khác nhau khiến doanh nghiệp mất thêm thời gian và nguồn lực , đặc biệt trong giai đoạn tăng trưởng.

Chưa kể, các loại phí chuyển tiền và phí quy đổi ngoại tệ có thể cộng dồn, làm đội chi phí tổng thể. Để vận hành hiệu quả hơn trên quy mô toàn cầu, doanh nghiệp cần một giải pháp thanh toán hiện đại, linh hoạt và tiết kiệm chi phí hơn.

Thanh toán quốc tế hoạt động như thế nào?

Thanh toán quốc tế bao gồm nhiều bước để đảm bảo giao dịch được thực hiện an toàn và hiệu quả. Dưới đây là 5 bước chính:

  1. Khởi tạo thanh toán: Người gửi bắt đầu lệnh chuyển tiền tại ngân hàng hoặc nền tảng thanh toán, cung cấp thông tin về người nhận, quốc gia, và loại tiền tệ. Phương thức thanh toán có thể là chuyển khoản ngân hàng, thẻ tín dụng/ghi nợ hoặc nền tảng thanh toán trực tuyến.

  2. Chuyển đổi tiền tệ: Nếu người gửi và người nhận sử dụng các loại tiền tệ khác nhau, hệ thống sẽ chuyển đổi số tiền theo tỷ giá hiện hành. Người gửi có thể phải chịu phí chuyển đổi và phí giao dịch.

  3. Ngân hàng trung gian: Nếu ngân hàng của người gửi không liên kết với ngân hàng của người nhận, hệ thống sẽ sử dụng ngân hàng trung gian để định tuyến giao dịch. Phần lớn các giao dịch hiện nay được xử lý thông qua mạng SWIFT.

  4. Xử lý và đối soát: Giao dịch sẽ trải qua các bước kiểm tra tuân thủ và quy định, tùy thuộc vào quốc gia và ngân hàng tham gia.

  5. Thông báo: Cả người gửi và người nhận đều nhận được thông báo xác nhận khi giao dịch được hoàn tất thành công.

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của thương mại toàn cầu, các công ty Fintech đã đưa ra những giải pháp thanh toán quốc tế hiện đại và tiết kiệm hơn. Bằng cách tận dụng mạng lưới thanh toán nội địa, doanh nghiệp có thể thực hiện giao dịch nhanh chóng mà không bị giới hạn về địa lý. 

Ví dụ: Một công ty xuất khẩu thủy sản tại TP. Hồ Chí Minh có khách hàng tại Mỹ. Thay vì yêu cầu khách hàng chuyển khoản quốc tế qua SWIFT sẽ rất tốn kém và mất nhiều ngày để xử lý ,doanh nghiệp Việt Nam có thể cung cấp một tài khoản thu bằng USD tại Mỹ để khách hàng chuyển khoản nội địa thông qua hệ thống ACH (Automated Clearing House). Điều này sẽ giúp giao dịch nhanh hơn và ít tốn phí hơn.

Các doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện thanh toán quốc tế bằng cách nào? 

Các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam thường thực hiện thanh toán quốc tế thông qua các phương thức truyền thống như: Chuyển tiền ngân hàng (Remittance), nhờ thu (Collection), ghi sổ (Open Account), tín dụng chứng từ (L/C),... Những phương thức thanh toán này thường yêu cầu quy trình phức tạp, nhiều chứng từ và sự phối hợp giữa các ngân hàng ở hai quốc gia.

Trong khi đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường ưu tiên các giải pháp đơn giản, linh hoạt và tiết kiệm hơn như chuyển khoản qua SWIFT, các nền tảng thanh toán trực tuyến (Airwallex, Payoneer, PayPal...), hoặc giải pháp tài chính đa tiền tệ. Những lựa chọn này giúp các doanh nghiệp SME rút ngắn thời gian giao dịch, giảm chi phí chuyển đổi ngoại tệ và dễ dàng mở rộng ra thị trường quốc tế.

Phương thức thanh toán

Tốc độ

Chi phí

Mức độ tiện lợi

Chuyển tiền qua SWIFT

Thấp – Trung bình

Trung bình – Cao

Trung bình

Hệ thống thanh toán nội địa quốc tế

Cao

Thấp

Cao

Thanh toán qua thẻ

Cao

Cao

Cao

Thanh toán qua hệ thống SWIFT

SWIFT là hệ thống đã tồn tại hơn 50 năm, được xem là phương thức chuyển tiền quốc tế quen thuộc và đáng tin cậy. Mặc dù các ngân hàng sử dụng mạng SWIFT để xử lý giao dịch quốc tế, bản thân hệ thống này không thực hiện việc chuyển tiền, mà chỉ đóng vai trò như một mạng lưới truyền tải thông tin giữa các ngân hàng.

Giao dịch qua SWIFT thường đi kèm với phí chuyển tiền và phí chuyển đổi ngoại tệ, và thời gian xử lý có thể mất tới 5 ngày. Dù được đánh giá là an toàn, nhưng đây không phải là phương thức thanh toán quốc tế nhanh nhất hoặc tiết kiệm chi phí nhất hiện nay.

Hệ thống thanh toán nội địa quốc tế

Hệ thống thanh toán nội địa quốc tế đang trở thành giải pháp phổ biến cho các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động ra thị trường toàn cầu. Nhiều nền tảng tài chính hiện đại đã tích hợp với hạ tầng thanh toán tại từng quốc gia, cho phép thực hiện giao dịch quốc tế thông qua hệ thống nội địa.

Nhờ đó, doanh nghiệp có thể mở tài khoản ngân hàng địa phương tại các quốc gia trọng điểm, và thực hiện thanh toán quốc tế như một doanh nghiệp bản địa, giúp bỏ qua các rào cản, chi phí và thời gian xử lý vốn có của các giao dịch quốc tế truyền thống. Khi sử dụng hệ thống thanh toán theo từng khu vực này, doanh nghiệp có thể giảm đáng kể chi phí, đồng thời tăng tốc độ và hiệu quả của các giao dịch.

Thanh toán bằng thẻ quốc tế

Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ là một trong những phương thức phổ biến và dễ tiếp cận nhất hiện nay. Với thẻ doanh nghiệp, bạn có thể thực hiện thanh toán quốc tế ngay lập tức ở hầu hết mọi nơi.

Tuy nhiên, đây cũng là phương thức tốn kém nhất, với phí giao dịch ngoại tệ có thể lên tới 3,25% trên tổng giá trị thanh toán. Ngoài ra, không phải nhà cung cấp nào cũng chấp nhận thanh toán qua thẻ, và ở một số quốc gia, người nhận còn phải chịu thêm phí ngoài các loại phí trung gian khác. 

Những thách thức khi thanh toán quốc tế

Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc hợp tác với đối tác nước ngoài, thanh toán quốc tế là một phần không thể thiếu trong quy trình vận hành. Tuy nhiên, hình thức thanh toán này lại đi kèm với nhiều chi phí phát sinh như phí ngân hàng, phí chuyển đổi ngoại tệ, phí trung gian,... Những chi phí này nếu cộng dồn nhiều lần trong tháng có thể làm giảm biên lợi nhuận, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Không chỉ vậy, doanh nghiệp còn phải đối mặt với rủi ro biến động tỷ giá và thời gian xử lý chậm. Tỷ giá thay đổi liên tục có thể khiến doanh nghiệp bị lỗ tỷ giá, trong khi giao dịch mất đến vài ngày để hoàn tất lại ảnh hưởng đến dòng tiền và tiến độ giao hàng.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang chuyển sang sử dụng nền tảng thanh toán số có tích hợp hệ thống thanh toán nội địa tại các quốc gia đối tác. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể chuyển tiền nhanh hơn, tiết kiệm chi phí hơn, tương tự như việc chuyển tiền trong nước.

Ví dụ: Các hệ thống như SEPA tại châu Âu hay ACH tại Mỹ giúp giao dịch quốc tế diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả hơn, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp đang mở rộng thị trường toàn cầu.

Giảm thiểu phí chuyển đổi ngoại tệ và giao dịch với Airwallex.

Tìm hiểu thêm

Các điều kiện thanh toán quốc tế

Trong các giao dịch thương mại quốc tế, việc lựa chọn phương thức thanh toán không thể tách rời khỏi những điều kiện thanh toán mà hai bên đã thống nhất trong hợp đồng. Những điều kiện này đóng vai trò như cơ sở để xác định cách thức, thời điểm và nơi thực hiện thanh toán, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giao hàng và dòng tiền của doanh nghiệp.

Các điều kiện thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay bao gồm:

Điều kiện về tiền tệ

Đây là quy định về loại tiền sẽ sử dụng trong giao dịch, chẳng hạn như USD, EUR hay CNY. Ngoài việc lựa chọn đồng tiền thanh toán, điều khoản này còn có thể đề cập đến cách xử lý khi tỷ giá biến động lớn trong quá trình thực hiện hợp đồng, giúp các bên phòng tránh rủi ro mất giá và bảo vệ lợi nhuận.

Điều kiện về địa điểm thanh toán

Quy định rõ người bán sẽ nhận tiền ở đâu, tại nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc thông qua ngân hàng tại một nước thứ ba. Điều này ảnh hưởng đến tốc độ nhận tiền, chi phí chuyển khoản và các yêu cầu về chứng từ liên quan.

Điều kiện về thời điểm thanh toán

Có ba hình thức chính mà doanh nghiệp thường lựa chọn:

  • Thanh toán trước: Bên mua chuyển tiền cho bên bán trước khi giao hàng (toàn bộ hoặc một phần).

  • Thanh toán ngay: Bên mua thanh toán ngay sau khi nhận hàng hoặc khi người bán hoàn tất giao hàng.

  • Thanh toán sau: Bên mua trả tiền sau một khoảng thời gian nhất định (Ví dụ: 30 ngày sau khi giao hàng).

Việc lựa chọn hình thức nào phụ thuộc vào uy tín giữa hai bên và khả năng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp.

Điều kiện về phương thức thanh toán

Đây là yếu tố mang tính quyết định trong giao dịch quốc tế. Điều kiện này quy định cụ thể bên mua sẽ thanh toán cho bên bán bằng cách nào. Phương thức nào được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào mức độ tin cậy, yêu cầu về chứng từ và quy mô giao dịch.

Việc hiểu rõ các điều kiện thanh toán giúp doanh nghiệp Việt Nam chủ động lựa chọn phương thức phù hợp, đồng thời đảm bảo an toàn và hiệu quả trong thanh toán quốc tế. 

Xu hướng thanh toán quốc tế cho doanh nghiệp 2025

Trong năm 2025, doanh nghiệp toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam đang ưu tiên các giải pháp thanh toán hiện đại, tối ưu chi phí và vận hành hiệu quả hơn:

  • Chuyển đổi từ phương thức truyền thống sang thanh toán số: Doanh nghiệp đang dần thay thế phương thức chuyển tiền SWIFT truyền thống để chuyển sang các nền tảng số hiện đại, dễ tích hợp và tự động hóa.

  • Ưu tiên tốc độ, chi phí thấp và tỷ giá minh bạch: Thay vì chấp nhận quy trình chậm và chi phí cao, doanh nghiệp ngày nay ưu tiên các giải pháp cho phép giao dịch nhanh chóng, minh bạch và tiết kiệm.

  • Tăng nhu cầu thanh toán đa tiền tệ và tích hợp API: Việc mở rộng thị trường quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng thanh toán và nhận tiền bằng nhiều loại tiền tệ, đồng thời tích hợp với hệ thống ERP, kế toán hoặc sàn thương mại điện tử.

  • Fintech như Airwallex ngày càng được ưa chuộng: Nhờ sự linh hoạt, chi phí thấp và khả năng mở tài khoản quốc tế mà không cần pháp nhân địa phương, các nền tảng Fintech đang dần thay thế các kênh truyền thống.

  • Hướng đến nền tảng thanh toán toàn cầu: Giải pháp hợp nhất giúp doanh nghiệp mở rộng và vận hành quốc tế hiệu quả hơn.

So sánh các phương thức thanh toán quốc tế truyền thống với Airwallex

Để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa các phương thức thanh toán quốc tế truyền thống và giải pháp của Airwallex, hãy xem bảng dưới đây: 

Tiêu chí

Phương thức thanh toán truyền thống

Airwallex

Mức độ bảo mật

Cao (theo tiêu chuẩn ngân hàng)

Cao, tuân thủ tiêu chuẩn toàn cầu, kiểm duyệt nhanh

Chi phí giao dịch 

Cao, nhiều khoản phí trung gian và phí ẩn

Thấp, tỷ giá minh bạch, không phí ẩn

Thời gian xử lý 

2 – 5 ngày làm việc

Trong ngày (90% giao dịch hoàn tất trong 24 giờ)

Loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp lớn, có phòng tài chính chuyên trách

Doanh nghiệp vừa và nhỏ, thương mại điện tử, startup

Tích hợp phần mềm/API

Hạn chế, khó tích hợp ERP hoặc hệ thống riêng

Có API mạnh, dễ kết nối với hệ thống ERP, kế toán

Tài khoản toàn cầu 

Cần mở pháp nhân ở nước ngoài mới được mở tài khoản

Mở tài khoản tại nhiều quốc gia (Mỹ, EU, HK, SG...) với điều kiện doanh nghiệp có pháp nhân toàn cầu, không cần mở chi nhánh tại địa phương.

Khả năng giữ ngoại tệ

Với tài khoản doanh nghiệp, thường phải có mục đích rõ ràng, hợp pháp để giữ ngoại tệ. Nhiều ngân hàng tự động quy đổi USD sang VND khi nhận tiền nếu không có yêu cầu giữ ngoại tệ hoặc giấy phép cụ thể.

Có. Doanh nghiệp có thể giữ USD, EUR và thanh toán trực tiếp cho đối tác quốc tế, tránh mất phí chuyển đổi ngoại tệ nhiều lần

Thực hiện giao dịch quốc tế đầu tiên với tài khoản doanh nghiệp Airwallex

Câu hỏi thường gặp 

Phương thức thanh toán quốc tế nào là tốt nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Các nền tảng Fintech như Airwallex thường là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nhờ chi phí thấp, tốc độ xử lý nhanh và hỗ trợ thanh toán đa tiền tệ. Tại nhiều quốc gia, doanh nghiệp có thể mở tài khoản thanh toán quốc tế mà không cần lập chi nhánh tại địa phương (trong trường hợp đã có pháp nhân toàn cầu).

Doanh nghiệp nên chọn phương thức thanh toán quốc tế phù hợp như thế nào?

Doanh nghiệp nên cân nhắc các yếu tố như chi phí giao dịch, tốc độ xử lý, mức độ bảo mật và khả năng tích hợp với hệ thống nội bộ. Nếu cần thanh toán thường xuyên và linh hoạt, nền tảng số có tài khoản đa tiền tệ và API sẽ phù hợp hơn.

Thanh toán quốc tế có bắt buộc phải mở tài khoản ngân hàng ở nước ngoài không?

Không bắt buộc. Việc doanh nghiệp có cần mở tài khoản ngân hàng ở nước ngoài hay không còn phụ thuộc vào nền tảng thanh toán mà doanh nghiệp sử dụng và thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Ngày nay, nhiều nền tảng Fintech hiện đại đã giúp doanh nghiệp đơn giản hóa việc giao dịch quốc tế mà không cần mở tài khoản ngân hàng truyền thống tại từng quốc gia.

Ví dụ: Với Airwallex, doanh nghiệp có thể mở tài khoản thanh toán địa phương tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, Singapore hoặc Hong Kong để nhận và gửi tiền dễ dàng. Điểm nổi bật là doanh nghiệp không cần lập chi nhánh tại các quốc gia đó, mà chỉ cần có pháp nhân toàn cầu hợp lệ để đáp ứng điều kiện mở tài khoản.

Nguồn tham khảo:

  1. https://acb.com.vn/thu-vien/thanh-toan-quoc-te-la-gi-tong-hop-cac-loai-thanh-toan-pho-bien-nhat-hien-nay

  2. https://www.aciworldwide.com/cross-border-payment-processing

Một số sản phẩm của Airwallex được đề cập trong bài viết này hiện chỉ có thể được sử dụng bởi doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam. Đăng ký để nắm thông tin và nhận cập nhật khi chúng tôi mở rộng triển khai sản phẩm.

Back to blog
Share
Subscribe for our latest news and updates

Related Posts

3 cách chuyển tiền quốc tế nhanh, phí thấp và an toàn (2025)
Finance

3 cách chuyển tiền quốc tế nhanh, phí thấp và an toàn (2025)

16 minutes